Phòng Kín Nhốt Cá

 


Bất kể là tình bạn, tình yêu hay là gì khác, đến cuối cùng, điều mà bản thân khắc ghi vào tâm trí, luôn hoài niệm hết lần này đến lần khác, vẫn mãi là thời niên thiếu có một không hai.

Đáng tiếc là… chúng ta ngày trẻ và chúng ta của bây giờ vĩnh viễn bị ngăn cách bởi dòng sông thời gian không thể vượt qua được.

Không thể quay lại được nữa.

 

Hãy Tôn Trọng Nỗ Lực

 


Thế giới có hai loại người. Một loại chính là cuộc sống của họ bình lặng, tầm thường đến mức, họ ngay cả mong muốn của bản thân cũng lười nhác đối diện. Loại còn lại chính là họ đã phải đối diện với quá nhiều biến cố, những biến cố này vùi nát hết khao khát của họ, họ ngay cả ham muốn bình thường nhất cũng không có nổi, cũng chẳng dám mong cầu.

Một là người gỗ, hai là người rơm…

Hy vọng, bạn sẽ không trở thành người rơm, càng không là người gỗ. Mong bạn cả đời cố gắng, cả đời được yêu!

 

[SỐNG THẲNG NHƯNG KHÉO, NGOÀI VUÔNG TRONG TRÒN]

 


[SỐNG THẲNG NHƯNG KHÉO, NGOÀI VUÔNG TRONG TRÒN]

1. KHÔNG TÙY TIỆN KỂ LỂ NIỀM VUI NỖI BUỒN CỦA MÌNH, LÀ TRÍ TUỆ

Thực ra, bất kể chúng ta có thừa nhận hay không, luôn có một sự thật trần trụi tồn tại đó là: Trên thế gian này, ngoài ba mẹ ra, không có mấy ai thực sự hi vọng chúng ta sống sung sướng hơn họ.

Vì vậy, "khoe khoang" hạnh phúc của mình ra ngoài, nhiều khi là đang động vào chỗ đau của người khác, giống như kiểu bảo họ rằng "anh đố kị với tôi đi" vậy, rồi lại tự thêm phiền phức cho chính mình.

Đúng vậy, đời người 10 phần thì có tới 8,9 phần không như ý, nhưng chẳng phải là vẫn còn 1,2 phần là tốt đẹp ư.

Vui vẻ, chia sẻ với nhầm người, thì chính là "khoe khoang"; buồn phiền, tâm sự với sai người, thì chính là "làm quá".

Người thông minh sớm đã điều chỉnh quá trình trưởng thành sang chế độ im lặng, không tùy tiện chia sẻ niềm vui nỗi buồn của bản thân.Họ chia sẻ với những người bạn tri kỷ và cùng họ tận hưởng trọn vẹn khoảnh khắc ấy.

2. KHÔNG ĐÂM CHỌC VÀO CHỖ KHÓ CỦA NGƯỜI KHÁC, LÀ TỬ TẾ

Nhà viết kịch người Nga Anton Pavlovich Chekhov nói: "Người có giáo dưỡng không phải là ăn cơm mà không làm đổ canh, mà là khi người khác chẳng may làm đổ canh, đừng nhìn chằm chằm vào họ."

Không "xé toạc" chỗ khó nói của người khác, lòng tốt trông có vẻ nhỏ bé này lại sưởi ấm cả cuộc đời của người khác.

Sống ở đời, sắc vàng sắc đỏ rực rỡ có, sắc đen sắc xám tất nhiên cũng tồn tại theo.

Nhiều khi, chúng ta không cần tới sự an ủi hay sự cảm thông nhất thời, mà chúng ta chỉ đơn giản muốn người bên cạnh không quấy rầy, không "đâm chọc", không lên tiếng, chỉ đơn giản là sự im lặng mà thôi…

Có người nói, đời người ai sống cũng không dễ dàng gì rồi, có những chuyện không cần phải bóc toẹt móng ngựa ra.

Đúng vậy, bạn vĩnh viễn không bao giờ có thể biết được rằng, một người trưởng thành trông thì có vẻ luôn vui tươi, chín chắn, bên trong họ nội tâm gào thét ra sao, nhưng họ luôn im lặng, đó là bởi vì, họ không muốn ai biết…

3. KHÔNG HẠ THẤP THỰC LỰC CỦA NGƯỜI KHÁC, LÀ GIÁO DƯỠNG

Bên cạnh bạn có một người như này hay không?

Người khác sự nghiệp thuận buồm xuôi gió, họ sau lưng nói người ta đi cửa sau.

Người khác xinh đẹp mỹ miều, họ ở sau lưng nói người ta là bình hoa di động không có tài cán gì.

Người khác thành tích học tập xuất chúng, họ đi bốn phương tám hướng nói người ta là con mọt sách, không biết sự đời…

Kiểu người như vậy, luôn hạ thấp người khác để đề cao chính mình.

Mà không biết rằng, quá trình nói xấu sau lưng người khác ấy cũng chính là đang phủ định chính mình; kính sợ đối thủ mới là tôn trọng bản thân.

Sống ở đời, ai cũng nên cố gắng để tỏa sáng, nhưng tuyệt đối đừng tỏa sáng trên cái nền là dập tắt người khác.

Nhận thức ra được cái mình "không biết", mới là điểm khởi đầu của "biết".

Quang minh chính đại đối mặt với đối thủ, thắng, thắng cho sảng khoái; thua, cũng thua một cách tâm phục khẩu phục.

4. KHÔNG TỌC MẠCH CHUYỆN NGƯỜI KHÁC, LÀ ĐỊNH LỰC

Con người ta nếu không có "cao độ", nhìn thấy đâu đâu cũng là vấn đề; còn sống mà không có tầm nhìn, vấn vương sẽ toàn là những chuyện tầm phào.

Sống ở trên đời, chú trọng vào bản thân, nhưng cũng đừng quên chấp nhận người khác..

Những việc nhỏ không động tới nguyên tắc, không cần thiết đâm chọt phê bình; những tiểu tiết không làm ảnh hưởng tới bố cục chung, cũng không cần phải "cầm tay chỉ điểm" cho người khác.

-----------------------

Bài học vuông tròn - Biết mình để tranh, hiểu đời để thuận

 

Từ Hôm Ấy

 


"Từ hôm ấy ta ngừng hỏi han nhau"

Từng tin nhắn thưa dần vào mỗi tối

Chẳng dám trách ai là người có lỗi

Ta và Người từ đó...lặng rời xa

Từ hôm ấy yêu thương hóa nhạt nhòa

Bao yêu dấu chỉ còn là ký ức

Bao yêu dấu chìm sâu trong tiềm thức

Bỗng hôm nay thổn thức đến se lòng

Từ hôm ấy lòng ngập nỗi nhớ mong

Cứ đọc lại từng dòng tin nhắn cũ

Thôi đành khép những niềm riêng ấp ủ

Ta và Người còn đó những dở dang...

Ta trở về với bao nỗi đa mang

Lòng hoang hoải giữa lưng chừng quên - nhớ

Mong đêm vắng thôi không còn trăn trở

Để sáng mai ta rạng rỡ nụ cười...!

------------------

TỪ HÔM ẤY...!

 

TÍNH NHẤT QUÁN QUAN TRỌNG ĐỐI VỚI CÁC NHÀ LÃNH ĐẠO NHƯ THẾ NÀO?



TÍNH NHẤT QUÁN QUAN TRỌNG ĐỐI VỚI CÁC NHÀ LÃNH ĐẠO NHƯ THẾ NÀO?

Gandhi đã nói: “Hạnh phúc là khi những gì bạn nghĩ, những lời bạn nói và những thứ bạn làm đều hòa hợp với nhau”. Thói quen này không chỉ mang lại cho bạn hạnh phúc bên trong, mà còn mang đến hình ảnh đáng tin cậy ở bên ngoài vì những người khác sẽ nhìn thấy bạn là một người nhất quán và sẽ không hành xử khó lường. Sự nhất quán chính là thói quen nền tảng cho tất cả những thói quen khác. Bạn có thể tử tế suốt 99 trong số 100 ngày, nhưng nếu bạn lỡ cay nghiệt ở ngày thứ 100, thì đó chính là ngày mà mọi người sẽ nhớ. Bạn có thể thành thật trọn 99 trong số 100 ngày, nhưng nếu vào ngày thứ 100 bạn gian dối, thì đó là ngày mọi người sẽ không quên. Trong thể thao cũng như trong kinh doanh, chúng ta đánh giá một vận động viên hay một nhà lãnh đạo dựa trên kết quả chung cuộc của họ.

Một lãnh đạo nếu tạo được tính nhất quán sẽ:

+ Tạo dựng sự tin cậy

+ Hoàn thiện bản thân trước khi lãnh đạo nhân viên

+ Có giá trị ảnh hưởng lớn

+ Xây dựng danh tiếng chứ không chỉ là hình ảnh

Tóm lại, để trở nên nhất quán, đầu tiên ta cần xác định các giá trị của mình, sau đó biến chúng thành công cụ giúp đưa ra quyết định.

 


BÍ MẬT XÂY DỰNG CUỘC SỐNG HÔN NHÂN HẠNH PHÚC BÌNH AN MÀ KHÔNG PHẢI “GỒNG MÌNH” NHẪN NHỊN

BÍ MẬT XÂY DỰNG CUỘC SỐNG HÔN NHÂN HẠNH PHÚC BÌNH AN MÀ KHÔNG PHẢI “GỒNG MÌNH” NHẪN NHỊN

- Bạn muốn có một gia đình hạnh phúc, nhưng bạn chưa biết cách kết nối giao tiếp và thấu hiểu chồng bạn

- Bạn chưa tìm được sự kết nối, chia sẻ, thấu hiểu vui buồn và suy nghĩ của chồng, vợ và những mối quan hệ quanh bạn?

- Bạn chưa biết cách đồng cảm và đồng hành cùng san sẻ buồn vui nỗi buồn, khó khăn và bế tắc trong các MÂU THUẪN hôn nhân?

Tất cả băn khoăn của bạn sẽ có trong chương trình "7 NGÀY KHƠI NGUỒN HẠNH PHÚC TRONG BẠN".

NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH:

1. Bí mật thấu hiểu nguồn gốc hình thành tổn thương và tâm lý bản thân và của bất cứ ai xung quanh bạn

2. QUY LUẬT tâm lý để tìm ra mọi MÂU THUẪN trong đời sống hôn nhân và gia đình

3. Cung cấp CÔNG THỨC HẠNH PHÚC để bạn sở hữu cuộc sống xứng đáng hơn mỗi ngày

4. Những điều khác biệt chỉ có ở THẾ GIỚI NGẦM CỦA NHỮNG NGƯỜI phụ nữ hạnh phúc



Mặc Kệ Thiên Hạ



Cho dù là cỏ dại,

Bình dị cũng được mà.

Cần gì đua hương sắc

Giữa tấp nập phồn hoa...

Điều mà ta chọn lựa

Vốn chẳng cần giống ai,

Biết “đủ” - là hạnh phúc

Trời xanh đã an bài.

- Mao-xiaojie